Thứ Năm, 22 tháng 3, 2018

CHỨNG NHẬN HỢP QUY KHĂN GIẤY - 0905327679 Ms Thủy

Ngày 28/10/2015 ban hành Thông tư 36/2015/TT-BCT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm khăn giấy và giấy vệ sinh. Trong đó quy định các sản phẩm giấy bắt buộc làm hợp quy:
-         Khăngiấy.
-         Giấytissue tiếp xúc với thực phẩm nhằm mục đích bao gói, chứa đựng và bảo quản thực phẩm.
-         Các sản phẩm khăn giấy, giấy vệ sinh.
Đối tượng áp dụng: Tổ chức, cá nhân sản xuất, gia công, nhập khẩu, phân phối các sản phẩm khăn giấy, giấy vệ sinh, giấy tissue tiêu thụ trên thị trường Việt Nam.
QCVN 09:2015/BCT cũng quy định rõ trình tự, thủ tục đánh giá chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy khăn giấy và giấy vệ sinh. Việc đánh giá chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy tuân thủ các quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN. Theo đó, có 2 phương thức đánh giá chứng nhận hợp quy khăn giấy và giấy vệ sinh: Đối với các sản phẩm được sản xuất, gia công tại các cơ sở có điều kiện đảm bảo chất lượng trong sản xuất ổn định áp dụng phương thức 5; đối với các sẩn phẩm nhập khẩu hoặc các cơ sở sản xuất chưa đủ điều kiện đánh giá theo phương thức 5 nêu trên thì áp dụng phương thức 7.
Các sản phẩm khi lưu thông trên thị trường bắt buộc phải được chứng nhận hợp quy và mang dấu CR trên sản phẩm.
Vietcert cung cấp dịch vụ chứng nhận hợp quy khăn giấy và giấy vệ sinh phù hợp QCVN 09:2015/BCT.
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy
Ms Thủy - Phụ trách kinh doanh
Mobi.: 0905 327 679



Thứ Ba, 20 tháng 3, 2018

ĐĂNG KÝ DANH MỤC THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Căn cứ Nghị định 39/2017/ NĐ – CP  về Quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
Tại Điều 12, Chương IV: Tất cả các loại thức ăn chăn nuôi, thủy sản bắt buộc phải đăng ký vào danh mục Thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam.

1.     Thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam phảI đáp ứng yêu cầu:
-
         Phải công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn và chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng
-
         Phải công bố hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia ( nếu có)
-
         Mỗi sản phẩm TACN có một tiêu chuẩn chất lượng được công bố chỉ được đặt 1 tên thương mại tương ứng

2.     Hồ sơ đăng ký TACN lưu hành tại Việt Nam.
-
         Đơn đăng ký thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam
-
         Bản sao thông báo tiếp nhận công bố hợp quy về điều kiện sơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi
-
         Tiêu chuẩn công bố áp dụng, bản thông báo tiếp nhận công bố hợp quy, quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi (nếu có)
-
         Phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và an toàn của sản phẩm trong tiêu chuẩn công bố áp dụng và trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, được cấp bởi các phòng thử nghiệm do Bộ NNPTNT chỉ định hoặc thừa nhận.
-
         Mẫu nhãn của sản phẩm

·  Để được hỗ trợ và tư vấn vui lòng liên hệ
   SĐT: 0905 327679 Ms Thủy
   mail: trinhthuy.vietcert@gmail.com

Thứ Hai, 19 tháng 3, 2018

Hiểu biết cơ bản về thuốc bảo vệ thực vật

Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hay nông dược là những chất độc có nguồn gốc từ tự nhiên hay hóa chất tổng hợp được dùng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hoại của những sinh vật gây hại đến tài nguyên thực vật. Những sinh vật gây hại chính gồm sâu hại, bệnh hại, cỏ dại, chuột và các tác nhân khác.
1. Các dạng thuốc

ND: Nhủ Dầu, EC: Emulsifiable Concentrate.
DD: Dung Dịch, SL: Solution, L: Liquid, AS: Aqueous Suspension.
BTN: Bột Thấm Nước, BHN: Bột Hòa Nước, WP: Wettable Powder,
DF: Dry Flowable, WDG: Water Dispersible Granule, SP: Soluble Powder.
HP: huyền phù FL: Flowable Liquid, SC: Suspensive Concentrate.
H: hạt, G: granule, GR: granule.
P: Pelleted (dạng viên)
BR: Bột rắc, D: Dust.
2. Kỹ thuật sử dụng thuốc : Sử dụng theo 4 đúng
a. Đúng thuốc: Căn cứ đối tượng dịch hại cần diệt trừ và cây trồng hoặc nông sản cần được bảo vệ để chọn đúng loại thuốc và dạng thuốc cần sử dụng. Việc xác định tác nhân gây hại cần sự trợ giúp của cán bộ kỹ thuật bảo vệ thực vật hoặc khuyến nông.
b. Đúng lúc: Dùng thuốc khi sinh vật còn ở diện hẹp và ở các giai đoạn dễ mẫn cảm với thuốc, thời kỳ sâu non, bệnh chớm xuất hiện, trước khi bùng phát thành dịch. Phun trễ sẽ kém hiệu quả và không kinh tế.
c. Đúng liều lượng, nồng độ: Đọc kỹ hướng dẫn trên nhãn thuốc, đảm bảo đúng liều lượng hoặc nồng độ pha loãng và lượng nước cần thiết cho một đơn vị diện tích. Phun nồng độ thấp làm sâu hại quen thuốc, hoặc phun quá liều sẽ gây ngộ độc đối với cây trồng và làm tăng tính chịu đựng, tính kháng thuốc.
d. Đúng cách: Tùy vào dạng thuốc, đặc tính thuốc và những yêu cầu kỹ thuật cũng như nơi xuất hiện dịch hại mà sử dụng cho đúng cách. Nên phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát. Nếu phun vào buổi trưa, do nhiệt độ cao, tia tử ngoại nhiều làm thuốc nhanh mất tác dụng, thuốc bốc hơi mạnh dể gây ngộ độc cho người phun thuốc. Nên đi trên gió hoặc ngang chiều gió. Nếu phun ở đồng xa nên đi hai người để có thể cứu giúp nhau khi gặp nạn trong quá trình phun thuốc.