Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2017

SẢN XUẤT PHÂN BÓN

ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT PHÂN BÓN

Kính gửi Qúy khách hàng
Theo Nghị Định 202/2013/NĐ-CP quy định các vấn đề liên quan đối với đơn vị sản xuất phân bón như sau:
Điều 8. Điều kiện sản xuất phân bón
1. Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về sản xuất phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp.
2. Đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất - kỹ thuật, gồm:
a) Địa điểm, diện tích, nhà xưởng, kho chứa phù hợp với công suất sản xuất phân bón;
b) Máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ phù hợp với công suất và chủng loại phân bón sản xuất;
c) Áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng; có tiêu chuẩn áp dụng cho nguyên liệu đầu vào đảm bảo các điều kiện về quản lý chất lượng sản phẩm phân bón;
d) Có phòng thử nghiệm, phân tích hoặc có thỏa thuận với tổ chức thử nghiệm, phân tích được chỉ định hoặc công nhận và đã đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm, phân tích theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa để quản lý chất lượng sản phẩm;
đ) Có hệ thống xử lý chất thải bảo đảm xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
e) Có đủ các điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, an toàn và vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật có liên quan.
3. Yêu cầu về nhân lực
a) Đội ngũ quản lý, kỹ thuật, điều hành sản xuất phân bón có trình độ chuyên môn về hóa, lý hoặc sinh học, trong đó Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật của cơ sở sản xuất phân bón phải có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên;
b) Người lao động trực tiếp sản xuất phân bón phải được huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức về phân bón.
4. Bộ trưởng Bộ Công thương hướng dẫn cụ thể điều kiện sản xuất phân bón vô cơ được quy định tại các Điểm a, b, c, d Khoản 2 Điều này. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cụ thể điều kiện sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác
được quy định tại các Điểm a, b, c, d Khoản 2 Điều này.
Điều 9. Hồ sơ cấp Giấy phép sản xuất phân bón
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất phân bón gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu quy định;
b) Bản chụp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 8 Nghị định này.
2. Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể mẫu đơn, giấy tờ, tài liệu chứng minh việc đáp ứng đủ điều kiện về sản xuất phân bón vô cơ tại Khoản 1 Điều này. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cụ thể mẫu đơn, giấy tờ, tài liệu chứng minh việc đáp ứng đủ điều kiện về sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác tại Khoản 1 Điều này.
Điều 10. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép sản xuất phân bón
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép sản xuất phân bón lập 01 (một) bộ hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền cấp phép qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp.
2. Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định này, cơ quan có thẩm quyền cấp phép có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép sản xuất phân bón cho tổ chức, cá nhân đủ điều kiện. Trường hợp không cấp Giấy phép, cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Điều 11. Nội dung của Giấy phép sản xuất phân bón
1. Giấy phép sản xuất phân bón gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của cơ sở sản xuất phân bón;
b) Địa điểm sản xuất phân bón;
c) Loại hình, công suất, chủng loại, danh mục phân bón sản xuất;
d) Nghĩa vụ của cơ sở được cấp Giấy phép.
2. Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể mẫu Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cụ thể mẫu Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác.

Chứng nhận hệ thống ISO 9001:2015

Theo hướng dẫn của Diễn đàn các tổ chức công nhận quốc tế (IAF) (Xem hướng dẫn tại đây), các tổ chức được chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 có 3 năm kể từ ngày tiêu chuẩn mới được ban hành để chuyển đổi sang tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Điều này có nghĩa giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 chỉ có thể được cấp kể từ ngày 15/09/2015 và mọi giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 sẽ hết hiệu lực sau ngày 14/09/2018.
Với hơn 1.1 triệu chứng chỉ được cấp toàn cầu, ISO 9001 giúp các tổ chức chứng minh với các khách hàng rằng họ có thể cung cấp các sản phẩm và dịch vụ với chất lượng ổn định. Nó cũng hoạt động như một công cụ để sắp xếp hợp lý các quá trình của họ và làm cho chúng hiệu quả hơn. Quyền Tổng thư ký ISO Kevin McKinley giải thích: "ISO 9001 cho phép các tổ chức thích ứng với một thế giới đang thay đổi. Nó nâng cao khả năng của một tổ chức thỏa mãn khách hàng của mình và cung cấp một nền tảng thống nhất cho sự phát triển và thành công bền vững”.
Phiên bản 2015 có những thay đổi quan trọng, điều mà Nigel Croft, Chủ tịch tiểu ban ISO đã phát triển và sửa đổi các tiêu chuẩn, đề cập như là một quá trình "tiến hóa hơn là một  cuộc cách mạng". "Chúng ta mới chỉ đưa ISO 9001  vào thế kỷ 21 một cách vững chắc. Các phiên bản trước của ISO 9001 là khá quy tắc, với nhiều yêu cầu cho thủ tục tài liệu và hồ sơ. Trong phiên bản 2000 và 2008, chúng ta tập trung nhiều hơn vào quá trình quản lý, và ít hơn vào tài liệu."
"Bây giờ chúng ta đã đi một bước xa hơn, và ISO 9001: 2015 thậm chí còn ít quy tắc hơn so với bản tiền nhiệm của nó, và tập trung  vào kết quả hoạt động. Chúng ta đã đạt được điều này bằng cách kết hợp phương pháp tiếp cận quá trình với tư duy dựa trên rủi ro, và sử dụng các chu trình Plan-Do-Check-Act ở tất cả các cấp trong tổ chức."
"Biết rằng các tổ chức ngày nay sẽ thực hiện một số tiêu chuẩn quản lý cùng lúc, chúng tôi đã thiết kế phiên bản 2015 để dễ dàng tích hợp với các hệ thống quản lý khác. Phiên bản mới cũng cung cấp một cơ sở vững chắc cho các tiêu chuẩn chất lượng thuộc lĩnh vực tự động, hàng không vũ trụ, ngành y tế, v...v, và cân nhắc các nhu cầu của các nhà quản lý."
Như là tiêu chuẩn được mong đợi áp dụng, Kevin McKinley kết luận: "Thế giới đã thay đổi, và phiên bản này là cần thiết để phản ánh điều này. Công nghệ đang dẫn dắt những kỳ vọng gia tăng của khách hàng và các doanh nghiệp. Những rào cản thương mại đã giảm do mức thuế thấp hơn, nhưng cũng bởi vì các công cụ chiến lược như những Tiêu chuẩn Quốc tế. Chúng tôi đang nhìn thấy một xu thế hướng tới chuỗi cung toàn cầu phức tạp hơn,mà đòi hỏi hành động tích hợp. Vì vậy, các tổ chức cần phải thực hiện theo những cách mới, và các tiêu chuẩn quản lý chất lượng của chúng ta cần phải theo kịp với những kỳ vọng này. Tôi tin tưởng rằng phiên bản 2015 của tiêu chuẩn ISO 9001 có thể giúp họ đạt được điều này."
Tiêu chuẩn này được phát triển bởi ISO/TC 176/SC 2, có ban thư ký được tổ chức bởi BSI, thành viên của ISO cho Vương quốc Anh. "Đây là một ủy ban rất quan trọng đối với ISO," Kevin nói, "Ủy ban đó đã dẫn đầu về sự thích hợp, tác động và sử dụng toàn cầu. Tôi cảm ơn các chuyên gia vì nỗ lực của họ."
ISO 9001: 2015 thay thế các phiên bản trước đó và tổ chức chứng nhận sẽ có tới ba năm để nâng cấp chứng nhận cho  phiên bản mới.
ISO 9000:2015 đưa ra các khái niệm và ngôn ngữ sử dụng trong suốt bộ tiêu chuẩn ISO 9000, cũng đã được sửa đổi và phát hành.

VietCert là Tổ chức chứng nhận của Việt Nam được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học Công nghệ cấp phép hoạt động theo Giấy chứng nhận số 33/CN với chức năng nhiệm vụ chính: Chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn nước ngoài (JIS, ASTM, GOST, GB...), tiêu chuẩn khu vực (EN, CEN,...) và tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC,...); hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (ISO 9001, ISO 14001, ISO 22000, HACCP); Chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp Quy chuẩn Kỹ thuật.
Liên hệ để được cung cấp dịch vụ tốt nhất
0905 935 699 - 0981 327 327 Ms Trinh